“Dùng vàng để hàng gắn” là nghĩa tiếng Nhật của Kintsugi hay còn được biết đến như Kintsukuroi là một nghệ thuật sửa đồ gốm bị vỡ bằng cách dán vàng của người Nhật.Thay vì ghép các mảnh gốm lại bằng keo dính, kỹ thuật Kintsugi sử dụng một loại sơn mài nhựa cây đặc biệt phủ bột vàng, bạc hoặc bạch kim để “làm lại” đồ gốm bị vỡ trở thành một phiên bản độc đáo và đắc giá. Mỗi tác phẩm được “sửa chữa” là một phiên bản có một không hai.

Nghệ thuật sửa chữa gốm vỡ bằng vàng
Nghệ thuật sửa chữa gốm vỡ bằng vàng

Phương pháp độc đáo này tôn vinh giá trị của mỗi sản phẩm bằng cách nhấn mạnh các vết đứt gãy của nó thay vì cố gắng che giấu hoặc ngụy trang chúng. Trên thực tế, kintsugi thường làm cho bộ phận đã sửa chữa thậm chí còn đẹp hơn bản gốc, hồi sinh nó với một diện mạo mới và mang lại cho nó cuộc sống thứ hai.

Kintsugi - Nghệ thuật tôn vinh sự không hoàn hảo
Kintsugi – Nghệ thuật tôn vinh sự không hoàn hảo

Hãy cùng Khatra lần theo lịch sử của nghệ thuật thú vị này, khám phá các phương pháp của nó và có cái nhìn sơ lược về cách các nhà sáng tạo đương đại giữ cho Kintsugi tồn tại đến ngày nay.

Kintsugi là gì? Lịch sử của nghệ thuật Kintsugi

Từ cuối thế kỷ 15, việc chế tác này bắt đầu khi tướng quân Nhật Bản Ashikaga Yoshimasa gửi một bát trà bị nứt bể về Trung Quốc để sửa chữa. Khi được trả lại, Yoshimasa không hài lòng khi thấy chiếc bình được sửa chữa bằng những lớp kim loại khó coi. Điều này đã thúc đẩy những người thợ thủ công đương thời tìm ra một phương pháp sửa chữa thay thế, có tính thẩm mỹ cao và đây cũng là lúc kintsugi đã ra đời.

Lịch sử của nghệ thuật Kintsugi
Lịch sử của nghệ thuật Kintsugi

Đến thế kỷ 17, kintsugi phổ biến hơn ở Nhật Bản. Theo Louise Cort – Người phụ trách đồ gốm tại Phòng trưng bày Nghệ thuật Freer và Phòng trưng bày Arthur M. Sackler, chính trong thời gian này, một chiến binh Nhật Bản đã mua, làm vỡ và sửa chữa những chiếc bát trà tiêu chuẩn để kiếm lời một cách khét tiếng. Điều đó cho thấy rằng, vào đầu thế kỷ 17, kintsugi là một kỹ thuật thường được sử dụng để sửa chữa, trang trí đồ gốm.

Nghệ thuật Kintsugi
Nghệ thuật Kintsugi

Ngoài việc giá trị về thẩm mỹ, kintsugi từ lâu đã đại diện cho các tư tưởng triết học thịnh hành. Cụ thể, cách làm này có liên quan đến triết lý wabi-sabi “vẻ đẹp không hoàn hảo” của Nhật Bản. Kintsugi còn truyền tải thông điệp về sự tiết kiệm mottainai hay sự chấp nhận thay đổi của mushin.

Nghệ thuật nhấn mạnh sự không hoàn hảo
Nghệ thuật nhấn mạnh sự không hoàn hảo

Nghệ thuật này còn mang đến ý nghĩa phá bỏ những tổn thương, giúp con người trở nên mạnh mẽ và đẹp đẽ hơn sau những sự không hoàn hảo, giúp họ có thể sống thoải mái và thanh thản hơn.

Các phương pháp của Kintsugi

Có ba kiểu và phương pháp chủ yếu của nghệ thuật hàn gắn mảnh vỡ bằng vàng: Crack, Piece Method và Joint-call. Trong mỗi trường hợp, các chất kiệu phủ vàng, bạc hay bạch kim được sử dụng để sửa đồ gốm bị vỡ tạo ra những kết quả hoàn thiện khác biệt, mang vẻ đẹp riêng.

Kintsugi-art
Kintsugi-art

Crack (Nứt)

Đối với phương pháp này, vật dụng được sửa chữa bằng cách trám đường nối mảnh trên các cạnh nứt. Đây là kỹ thuật kintsugi phổ biến nhất, cũng chính những đường vân nối lấp lánh này đã định hình nên loại hình nghệ thuật Kintsugi.

Kintsugi - Phương pháp Crack
Phương pháp Crack

Piece Method (Thay thế)

Với Piece Method, đồ vật được khôi phục bằng cách thay thế các mảnh vỡ hoàn toàn bằng mảnh thế (vàng, bạc hay bạch kim).

Kintsugi - Phương pháp Piece Method
Phương pháp Piece Method

Joint-call (Ghép lại)

Ở kỹ thuật này, những nghệ nhân sử dụng các mảnh có hình dạng tương tự từ các đồ gốm vỡ khác, kết hợp hai tác phẩm khác nhau về mặt thẩm mỹ thành một sản phẩm thống nhất duy nhất.

Kintsugi - Phương pháp Joint-call
Phương pháp Joint-call

Ứng dụng của nghệ thuật độc đáo Kintsugi ngày nay

Ngày nay, nghệ thuật Kintsugi đã vượt qua khỏi biên giới của Nhật Bản, nó được ứng dụng vào mọi sản phẩm, chất liệu trên khắp thế giới. Các bảo tàng như Bảo tàng Metropolitan ở New York, hay Smithsonian, đã dành các cuộc triển lãm để nói về nghệ thuật độc đáo và ý nghĩa này.

Nghệ sĩ người Anh – Karen Lamonte không ngần ngại sử dụng Kintsugi để nối các mảnh vải lại với nhau trong các thiết kế thời trang của mình. Cô ấy tạo ra một hiệu ứng nổi bật của sự trau chuốt, lấy cảm hứng mạnh mẽ từ văn hóa Nhật.

Bộ sưu tập Kimono của nhà thiết kế Karen LaMonte
Bộ sưu tập Kimono của nghệ sĩ Karen LaMonte

Chúng ta cũng có thể nghĩ đến nhà thiết kế người New York – George Inaki Root, người đã tạo ra một dòng trang sức có tên Kintsugi. Hay Victor Solomon, người đã được truyền cảm hứng từ các phương pháp của Kintsugi để sửa chữa một sân bóng rổ bị nứt ở phía nam Los Angeles vào năm 2020.

Sân bóng rổ được Victor Solomon sửa chữa
Sân bóng rổ được Victor Solomon sửa chữa

Nghệ sĩ người Brazil – Tatiane Freitas đã xóa nhòa ranh giới giữa thiết kế cổ điển và đương đại bằng cách sử dụng nhựa acrylic “sửa chữa” đồ nội thất bằng gỗ bị hỏng. Mặc dù chất nhựa trong suốt nhưng việc sửa chữa không nhằm mục đích ngụy trang; thay vào đó, chất liệu này còn nổi bật trên nền gỗ, tạo nên sản phẩm táo bạo, cũ-gặp-mới.

Sản phẩm ghế gỗ được "sửa chữa" mới lạ
Sản phẩm ghế gỗ được “sửa chữa” mới lạ

Kintsugi cũng rất phổ biến trong cuộc sống. Nó trở thành một phép ẩn dụ cho việc hồi sinh, trở nên mạnh mẽ hơn sau những sự kiện khó khăn. Sự mất mát của một người thân yêu, sự cô đơn do liên tiếp bị rạn nứt hoặc nội tâm của một người bị chất chứa bởi những nổi đau… tất cả đều có cơ hội chữa lành khi biết áp dụng nghệ thuật trám gốm bằng vàng của người Nhật.

Lấy cảm hứng từ nghệ thuật Kintsugi
Lấy cảm hứng từ nghệ thuật Kintsugi

Ở Việt Nam, bạn có thể bắt gặp những vết nứt chấp vá trên nền bê tông của nhà hàng Pizza 4P’s – Một trong những hệ thống nhà hàng pizza nổi tiếng nhất hiện nay.

Vết nứt trên sàn Pizza 4P's Vivo City
Vết nứt trên sàn Pizza 4P’s Vivo City

Bên cạnh đó, những vết nứt của nghệ thuật Kintsugi cũng được Khatra truyền tải đến khách hàng qua các sản phẩm gạch Terrazzo nứt khắc kim, đây cũng là mẫu sản phẩm nằm trong bộ sưu tập mới của năm 2022.

Bộ 3 mẫu gạch ốp tường Terrazzo 300x800
Bộ 3 mẫu gạch ốp tường Terrazzo 300×800

Mẫu gạch Terrazzo hạt nứt, hoạ tiết ánh kim 600×1200

Gạch Terrazzo nhũ vàng KHTR61288
Gạch Terrazzo nhũ vàng KHTR61288
Gạch Terrazzo ánh kim KHTR61288 lát nền
Gạch Terrazzo ánh kim KHTR61288 lát nền

Các mẫu gạch Terrazzo nứt được lấy cảm hứng từ nghệ thuật Kintsugi với mong muốn mang đến sự chữa lành, thể hiện sự mạnh mẽ sau những tổn thương giúp đem lại sự thoải mái, thư giản cho gia chủ khi trở về nhà.