Hiện nay, nhờ vào các đặc tính ưu việt của mình, gạch ceramic trở thành xu hướng phổ biến cho lựa chọn ốp tường và lát nền trong thiết kế nội thất. Nhất là khi phong cách thiết kế, thẩm mỹ và công năng được đặc lên hàng đầu khi lựa chọn vật liệu hoàn thiện công trình.

Gạch Ceramic lát nền bóng kiếng
Gạch Ceramic lát nền bóng kiếng

1. Gạch Ceramic là gì?

Ceramic là dòng gạch được tạo thành từ cát, đất sét, các chất phụ gia được đúc thành hình và nung ở nhiệt độ cao. Bề mặt tráng men mỏng bảo vệ chống trầy và tạo nhiều họa tiết, màu sắc bắt mắt. Dòng gạch này được sử dụng phổ biến cho mọi không gian từ nhà bếp, phòng tắm đến phòng khách. Chất liệu cao cấp có khả năng chống nấm mốc, chống hơi nước.

Gạch Ceramic bóng kiếng lát sàn
Gạch Ceramic bóng kiếng lát sàn

2. Quy trình sản xuất gạch Ceramic

Gạch men phải trải qua nhiều quá trình sản xuất như mài, trộn nguyên liệu, ép khuôn, nung trong lò với nhiệt độ lên tới 1250 độ C nên có khả năng chịu lực và độ bền cao, bề mặt rắn chắc hạn chế rạn nứt.

Sản xuất và thi công gạch Ceramic
Sản xuất và thi công gạch Ceramic
  • Chuẩn bị bột xương gạch: Các nguyên liệu được cân theo tỉ lệ chuẩn, nghiền thành bột mịn, sau đó trộn với một lượng nước nhất định để tạo độ ẩm.
  • Nén ép, tạo hình và sấy gạch: Hỗn hợp trên được vận chuyển trực tiếp đến máy ép và khuôn, lực ép tối đa 2500 tấn, sau khi ép xong gạch được vệ sinh để loại bỏ chất bẩn và chuyển sang quy trình sấy khô ở nhiệt độ khoảng 250 độ C trong trong 75 phút. 
  • Tráng men: Sau khi gạch được sấy khô trong lò, chuyển sang công đoạn tráng men và quy trình in đặc biệt để tạo nên kiểu vân trên bề mặt.
  • Nung gạch: Sau khi tráng men, gạch được đưa vào lò nung ở nhiệt độ từ 1.150 độ C đến 1.180 độ C.
  • Phân loại và đóng gói gạch: Gạch nung được tự động phân loại và đóng gói, dán keo, in nhãn mác và đưa vào kho thành phẩm.
  • Chiều dày gạch: Gạch càng dày thì độ cứng của sản phẩm càng cao, giúp nâng cao chất lượng nền và tường nhà. Nếu bạn gõ vào viên gạch phát ra âm thanh to và rõ ràng thì có nghĩa là viên gạch đó có độ cứng cao, ít mao mạch và khe hở hơn.

3. Phân loại gạch Ceramic

Gạch được chia làm 2 loại chính: men khô cao cấp và men ép bán khô (gạch gốm, gạch men, gạch bông). Hai loại gạch Ceramic được tráng men và nung ở nhiệt độ cao, không nứt, không ố mốc. Ngoài ra, còn có một số yếu tố giúp phân biệt các loại gạch men mà bạn nên biết.

Phân biệt các loại gạch Ceramic
Phân biệt các loại gạch Ceramic

3.1. Công nghệ sản xuất bề mặt

Dựa trên công nghệ sản xuất bề mặt, gạch ceramic có thể được chia thành 2 loại cơ bản: tráng men và không tráng men.

Gạch Ceramic nhám 600x600 lát nền nhà
Gạch Ceramic nhám 600×600 lát nền nhà
  • Gạch Ceramic tráng men: Gạch tráng men sẽ được phủ một lớp men bề mặt giúp mặt gạch được bảo về tốt hơn và tăng vẻ đẹp của gạch. Tùy thuộc vào loại men được tráng, độ sáng, độ hút nước của gạch cũng sẽ khác nhau.
  • Gạch Ceramic không tráng men: Vì bề mặt không được tráng men nên viên gạch có sự đồng nhất. Điều này khiến màu sắc và hoa văn của gạch không tráng men sẽ bị trộn lẫn với xương của viên gạch sau khi được nung ở nhiệt độ cao.

3.2. Phân loại theo bề mặt gạch

Bề mặt gạch cũng được chọn làm yếu tố giúp phân biệt gạch Ceramic thành nhiều loại, mỗi loại đều có những đặc điểm nổi bật riêng, phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau.

Bề mặt Polished: Gạch Ceramic bóng kiếng với phần bề mặt được đánh bóng loáng với kỹ thuật in 3D cho kiểu vân sống động như thật, bắt sáng tốt, dễ dàng vệ sinh, tránh bám bẩn, bảo vệ nền nhà luôn như mới. Phù hợp sử dụng lát nền phòng khách, ốp tường bếp, nhà tắm…

Gạch Ceramic bóng kiếng lát nền phòng khách
Gạch Ceramic bóng kiếng lát nền phòng khách

Bề mặt Lappato: Dòng gạch Lappato hay còn gọi là gạch bán bóng, được thiết kế để cân bằng ánh sáng, là kết tinh từ những ưu điểm của gạch mờ và bóng. Bề mặt Lappato vừa có khả năng chống trơn trượt vừa mang vẻ đẹp hài hòa pha trộn giữa nét cổ điển, gần gũi mà vẫn sang trọng. 

Bề mặt Matt: Là dòng gạch men mờ nhám phù hợp với phong cách kiến ​​trúc hiện đại kiểu Châu Âu sang trọng. Sản phẩm có độ cứng rất cao, thích hợp cho gia đình và nơi công cộng.

Gạch bông TD004 phối gạch ốp tường xanh mint
Gạch bông TD004 phối gạch ốp tường Ceramic xanh mint

3.3. Theo công năng sử dụng

Theo từng đặc tính, gạch Ceramic sẽ có những công dụng khác nhau như: lát nền, ốp tường, lát sân, trang trí, vì vậy bạn cần phân biệt rõ từng loại để có lựa chọn phù hợp, mang lại hiệu quả và độ bền cao. 

Các mẫu gạch Ceramic
Các mẫu gạch Ceramic

Với gạch Ceramic dùng cho lát nền thường đòi hỏi độ cứng cao, bề mặt chống xước, chống mài mòn, không trơn trượt và dễ dàng vệ sinh.
Ngược lại, gạch ốp tường thường là các dòng ép bán bóng hoặc bóng vì có màu sắc, họa tiết đa dạng, bắt sáng, không đòi hỏi khả năng chịu lực cao nhưng phải chống bám bẩn tốt để bảo vệ tường nhà.

TERA363
Mẫu gạch Ceramic ốp tường màu hồng

Gạch men trang trí đòi hỏi tính thẩm mỹ cao, là các dòng cao cấp có kích thước nhỏ, bề mặt thiết kế mới lạ, tạo sự khác biệt.

Flatlay gạch thẻ
Gạch Ceramic dạng thẻ 75×300 trang trí

4. Báo giá gạch Ceramic

Trên thị trường, bạn có thể tìm thấy rất nhiều loại gạch ceramic ốp lát với các mức giá từ thấp đến cao tùy loại. Để giúp bạn có những lựa chọn tốt nhất, KHATRA xin chia sẻ bảng giá gạch ceramic mới được cập nhật theo từng kích thước và hãng gạch nội địa.

Hãng gạch Kích thước (mm) Giá tiền (vnđ)
 

Viglacera

300×600  215.000
400×400   105.000
500×500  125.000
600×600 322.000
800×800  359.000
Đồng Tâm 300×300 169.000
300×600  268.000
400×400   125.000
500×500  330.000
600×600 460.000
800×800  726.000
Prime 300×600  80.000
400×400   125.000
500×500  135.000
600×600 165.000
800×800  195.000

5. Kích thước gạch Ceramic phổ biến

Đặc điểm của ceramic là có nhiều kích thước khác nhau phù hợp với các nhu cầu lát sàn, ốp tường hay trang trí. Diện tích nhà ở và phong cách nội thất ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn kích thước gạch phù hợp. Dưới đây là một số kích thước chuẩn, được lựa chọn nhiều nhất.

Kích thước gạch Granite khổ vuông
Kích thước gạch Ceramic lát nền khổ vuông

Ví dụ, thiết kế nội thất theo phong cách cổ điển thường có xu hướng sử dụng gạch lát nền có kích thước nhỏ 200×200, 300×300, 300×600. Trang trí nội thất hiện đại hầu hết sử dụng các loại gạch có kích thước lớn như 600×600, 800×800 và 600×1200.

5.1. Gạch Ceramic 300×600

Đây là kích thước phổ biến cho nhu cầu ốp tường nội thất các khu vực như nhà tắm, bếp, phòng khách nhỏ, tường mặt tiền…

Gạch 30x60 trang trí tường Toilet
Gạch ceramic 300×600 ốp tường toilet theo bộ

5.2. Gạch Ceramic 600×600

Gạch 600×600 lát nền ở mọi khu vực từ phòng ngủ, nhà tắm, bếp đến phòng khách hay các công trình thương mại, miễn là hoạ tiết bề mặt phù hợp với tổng thể.

Gạch Ceramic lát nền 600x600
Gạch Ceramic lát nền 600×600

Bên cạnh đó, đa phần các không gian lớn như trung tâm mua sắm, công ty thường sử dụng gạch lát nền có kích thước lớn khoảng 800×800. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng gạch 600×1200 nếu phòng khách có diện tích lớn để căn phòng thoáng đãng và phong cách hơn.

Gạch Ceramic 600x1200 lát nền
Gạch Ceramic 600×1200 lát nền

5.3. Gạch Ceramic 500×500

Ceramic kích thước 400×400, 500×500 là khổ gạch tầm trung, thường được sử dụng cho sân vườn, sân thương. Để đảm bảo chất lượng, khả năng chịu lực, độ bền lâu dài… gạch lát nền sân vườn phải có bề mặt mờ nhám chống trơn, thoát nước tốt và chịu được tác động ngoại cảnh. 

Gạch Ceramic 500x500 lát sân Prime
Gạch Ceramic 500×500 lát sân Prime

5. Ưu và nhược điểm của gạch Ceramic

Gạch Ceramic mang tính thẩm mỹ hiện đại, giúp căn phòng trở nên thông thoáng và rộng rãi hơn. Đồng thời, dòng gạch này còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc vệ sinh trong gia đình. 

  • Ưu điểm: Màu sắc bền dưới mọi điều kiện môi trường khắc nghiệt, không nứt nẻ, không ẩm mốc, phù hợp với mọi không gian. Đối với gạch men khô còn có tính năng chống trơn trượt, độ cứng bề mặt cao, chống trầy xước tốt. Giá thành phải chăng, gạch lắp đặt đơn giản, dễ dàng.
  • Nhược điểm: Nhược điểm lớn nhất của dòng gạch này là hút nước mạnh, dễ bị nứt sau một thời gian sử dụng.

7. So sánh gạch Granite, gạch Ceramic và Porcelain

So sánh Gạch granite Gạch Ceramic Gạch Porcelain
                              

Thành phần

70% bột đá, 30% là đất sét tinh chế và phụ gia 70% là đất (bao gồm đất sét, đất cao lanh…), 30% là bột đá và kèm phụ gia. 70% là bột đá, 30% là đất sét tinh chế và phụ gia.
Độ hút ẩm Nhỏ hơn 0,5% Khoảng 3% lên đến 10% Nhỏ hơn 0,5%
Nhiệt độ nung Trên 1200 độ C Gạch Ceramic đạt chuẩn khi nung nhiệt độ từ 1200 độ C – 1500 độ C (lưu ý nhiệt độ này cũng tùy thuộc vào quy trình sản xuất của từng cơ sở). Từ 1200 – 1220 độ C
Tính chất Độ bền rất cao, chống thấm, chịu lực tốt hơn 2 loại gạch trên Chống thấm kém hơn rất nhiều so với Porcelain và Granite. Đồng thời Gạch Ceramic cũng dễ vỡ hơn. Chịu lực, chống trầy xước cực kỳ tốt
Nhận biết – Về độ nhẵn: Độ nhẵn trên bề mặt gạch đạt được chính là nhờ mài bóng.

– Chất liệu: Được đồng nhất từ đáy lên trên bề mặt.

– Về mẫu mã: Ít mẫu mã và các họa tiết thường tự nhiên và đơn giản

– Về mẫu mã: Mẫu mã đa gạch Ceramic rất đa dạng, họa tiết cực kỳ phong phú.

–Quan sát bề mặt: Bạn có thể quan sát từ mặt cắt ngang viên gạch để có thể thấy lớp men gạch dày, xương gạch mỏng, thông thường có màu đỏ do thành phần cầu tạo chủ yếu là đất.

– Bề mặt gạch phủ một lớp men sứ. Lớp men có thể bóng, xù hay nhám tùy thuộc vào mục công năng và mục đích sử dụng.

– Xương gạch (thân gạch) dày, men mỏng, quan sát ngang thấy thân gạch thường màu trắng.

Bảng giá gạch (Chỉ mang tính chất tham khảo) Giá thành từ 90.000 – 200.000 vnđ/m2 Giá thành từ 50.000 – 200.000 vnđ/m2 Giá thành từ 70.000 – 220.000 vnđ/m2

8. Top 5 mẫu gạch Ceramic đẹp, phổ biến

Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn loại sản phẩm gạch ceramic tương ứng. Phòng khách, phòng ngủ, phòng tắm … không chỉ đơn thuần là nơi tiếp khách, ngủ, tắm mà còn là không gian thư giãn, nghỉ ngơi, thể hiện cá tính riêng của gia chủ. Khatra cung cấp các mẫu gạch nhập khẩu chất lượng cao, thiết kế độc đáo, giá thành hợp lý cho lựa chọn tối ưu nhất của bạn.