Ngày nay, khách hàng đến quán không còn dừng lại ở việc thường thức hương vị cafe mà còn chú trọng đến hình thức, cách bày trí của quán, chính vì vậy, Khatra giới thiệu đến bạn TOP 7 phong cách thiết kế nội thất quán cafe đẹp 2023.
1. Minimalist
Ngày này, hầu hết mọi người đều quen thuộc với khái niệm “chủ nghĩa tối giản”, đưa mọi thứ về hình thức cơ bản nhất của chúng, áp dụng cho bất cứ thứ gì từ nghệ thuật, lối sống đến kiến trúc hay thiết kế nội thất.
Đặc điểm của Minimalist là đơn giản nhưng không đơn điệu, đường nét rõ ràng, bảng màu đơn sắc được sử dụng làm điểm nhấn. Sử dụng đồ nội thất tiện dụng, tập trung vào hình dạng, màu sắc và kết cấu.
Sử dụng đồ dùng cần thiết
Cách tiếp cận phong cách thiết kế Minimailist là chỉ sử dụng các yếu tố thiết yếu với không gian mở, để tạo cảm giác tự do và thư giãn. Không có sự bày trí quá mức. Có thể chỉ là một tác phẩm nghệ thuật trang trí tường tối giản, hoặc một bình hoa trên bàn.
Đường nét thanh mảnh
Nội thất và phụ kiện tối giản tập trung vào chức năng và tính ứng dụng cao. Bề mặt phẳng, nhẵn và những đường nét khỏe khoắn, sạch sẽ nhấn mạnh tính chất thiết yếu của từng mặt hàng. Không sử dụng đồ đạc và phụ kiện có hoa văn rối rắm hoặc đồ trang trí nhiều chi tiết. Thay vào đó, trọng tâm là sự tinh tế, đơn giản của hình dạng và hình thức.
Bảng màu đơn sắc
Cách phối màu đơn sắc bao gồm màu trắng, be và xám là đặc trưng của những không gian được thiết kế theo phong cách Minimalist. Điểm nhấn cũng là các vật liệu đơn màu: đen, xanh blue, nâu để tạo ra không gian thoáng mát và trang nhã.
Vật liệu được sử dụng
Sử dụng đồ nội thất bằng vải, gỗ sáng màu, mang đến sự ấm áp cho không gian mở hay nhấn nhá bằng nội thất kim loại màu tối. Cuối cùng là nền gạch Granite, gạch vân gỗ để hoàn thiện công trình.
Nếu bạn yêu thích phong cách tối giản này, một số quán cafe ở Sài Gòn mà bạn nên ghé thăm ít nhất một lần.
- Dumm Cafe
Cre: @coffee.saigon
- 11:11 Cafe
- Ollin Cafe quận 7
Cre: @Ador
2. Industrial
Phong cách Industrial là một kiểu thiết kế nội thất được đặc trưng bởi việc sử dụng các vật liệu thô, cứng để trang trí ở một không gian mở. Theo dòng lịch sử, Industrial style chịu ảnh hưởng của hai cuộc cách mạng Công Nghiệp năm 1760 và 1870, nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, các nhà máy trở nên lớn hơn khi nhiều doanh nghiệp hợp nhất hoạt động dưới một mái nhà để tăng hiệu quả. Kết cấu lớn này đòi hỏi vật liệu xây dựng chắc chắn hơn như bê tông và thép cũng được để lộ ra ngoài.
Dầm thép, đường ống lộ ra ngoài, sàn bê tông, thiết bị chiếu sáng mộc mạc, gỗ, tường gạch Tuynel không sơn, trần cao và cửa sổ lớn là những yếu tố đặc trưng của kiểu thiết kế nội thất này.
Tường gạch nung lộ ra ngoài
Kiểu nhà Industrial có những bức tường gạch lộ ra ngoài để mang lại cảm giác mộc mạc, mô phỏng cấu trúc của các nhà máy.
Diện mạo “chưa hoàn thiện”
Các yếu tố thô sơ của một không gian công nghiệp là chìa khóa. Vật liệu gỗ và kim loại lộ ra ngoài là sự kết hợp chủ đạo trong thiết kế đồ nội thất mang phong cách Industrial. Bên cạnh đó, hiển thị các dầm thép, đường ống và ống dẫn sẽ mang lại cho khu vực một diện mạo “chưa hoàn thiện”, chính xác là nét đặc trưng của phong cách công nghiệp mà bạn hướng tới.
Color Palette
Sẽ hiếm khi tìm thấy màu sắc đậm và sáng trong một không gian mang phong cách thiết kế Industrial. Ở phong cách này, màu nâu và xanh nước biển đậm đôi khi xuất hiện, nhưng đặc trưng vẫn là bảng màu kim loại như bạc, xám và vàng đồng.
Vật liệu
Nội thất công nghiệp thường lấy cảm hứng từ thiết kế cổ hoặc vintage, chính vì vậy, một số đồ cổ được chọn làm điểm nhấn trang trí. Da là chìa khóa để tăng thêm chút ấm áp cho một không gian kim loại lạnh lẽo. Ghế sofa da màu nâu trầm và đèn chiếu sáng dạng lồng thường được tìm thấy trong phòng khách kiểu công nghiệp.
Ngoài ra, vật liệu hoàn thiện được chọn sử dụng thường là gạch giả gỗ hay gạch bê tông.
Một số quán cafe theo phong cách thiết kế Industrial tại Việt Nam
Đặc trưng nhất chính là chuỗi The Coffee House
3. Scandinavian
Thiết kế nội thất Scandinavian là một phong cách tối giản sử dụng sự pha trộn giữa các kết cấu và màu sắc nhẹ nhàng mang đến sự hiện đại mà ấm áp.
Chơi với ánh sáng tự nhiên
Thiết kế nội thất Scandinavian được biết đến với bảng màu tối giản, điểm nhấn ấm cúng và đồ nội thất hiện đại nổi bật. Các thiết kế thường sử dụng ánh sáng tự nhiên đang là mặt hàng hot ở các nước Bắc Âu.
Đồ nội thất hiện đại
Ngay cả trong các không gian đương đại mới được xây dựng, nội thất hiện đại là chìa khóa. Nội thất của Scandinavian có đường nét sạch sẽ, chú trọng vào chức năng và thường có màu sáng. Vật liệu hoàn thiện thường được sử dụng là gạch thẻ, gạch bê tông, terrazzo, gạch gỗ và một số loại gạch trang trí khác.
Chọn màu sắc
Đặc trưng của thiết kế Scandinavian là sử dụng tông màu trắng và trung tính. Trong phong cách trang trí nhà Scandinavian điển hình, tường thường được sơn bằng màu trắng để đồ nội thất và các mảng trang trí trở nên nổi bật, sử dụng sàn gỗ màu ấm để cân bằng.
Quán cafe theo phong cách Scandinavian ở Sài Gòn
- Kazu Kaffe
Cre: @coffee.saigon
- Gia Room
Cre: @coffee.saigon
4. Japandi
Japandi là sự kết hợp giữa nét thanh lịch vượt thời gian của thẩm mỹ Nhật Bản, vẻ đẹp không hoàn hảo của nguyên tắc thiết kế Wabi-Sabi và phong cách Scandinavian hiện đại, tạo ra một không gian cân bằng hoàn hảo.
Color Palette
Japandi kết hợp tông màu sáng, nhẹ của Scandinavian, và tông màu ấm áp và tự nhiên của người Nhật. Màu trắng được sử dụng nhưng chiếm ưu thế vẫn là những gam màu nhẹ nhàng lấy cảm hứng từ thiên nhiên như nâu, be và đất nung. Màu sắc phải tự nhiên và đơn giản.
Màu than hoặc tông đất tối theo phong cách Nhật Bản được dùng để tạo tương phản cho nội thất Janpandi nhưng không phá vỡ sự tối giản của thiết kế, còn xám nhạt, hồng nhạt, xanh lá mạ và xanh lam tìm thấy trong phong cách Scandinavian được chọn để tạo điểm nhấn thông qua đệm, tác phẩm nghệ thuật hay thảm lót.
Nature
Cả phong cách Scandinavia và Nhật Bản đều có mối liên hệ chặt chẽ với thiên nhiên, vì vậy việc đưa cây xanh vào nội thất là điều tối quan trọng đối với đứa con lai “Japandi”. Tuy nhiên, hãy chọn những cây lớn làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên theo quan niệm về sự đơn giản bởi phong cách mà bạn đang hướng tới chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Thiền Định đi kèm với phong cách Nhật Bản.
Furniture
Trong không gian Japandi, sự tương phản được tìm thấy thông qua đồ nội thất, bằng cách kết hợp sự kết hợp giữa gỗ sáng, tối với màu đen.
Giữ đồ đạc ở mức thấp! Đồ nội thất Nhật Bản có xu hướng nằm thấp, để đáp ứng nhu cầu văn hóa truyền thống, vì vậy những món đồ nội thất thấp là một đặc trưng của phong cách Japandi.
Bạn có thể thử những chiếc ghế dài thấp, ghế bành, giường và bàn cà phê, nhưng hãy đảm bảo để lại nhiều không gian thoáng. Ngoài ra, hãy thoải mái kết hợp các đồ nội thất khác nhau vì điều này tạo thêm cảm giác độc đáo về kết cấu và độ tương phản, giúp không gian trở nên thú vị và chân thực hơn nhiều về mặt thị giác.
Phụ kiện
“Japandi” là con lai của hai phong cách hướng đến sự đơn giản, nó tuân theo khái niệm “Less is more”. Nếu phụ kiện ở phong cách Scandinavia tập trung vào sự thoải mái, chẳng hạn như thảm mềm, đệm và chăn để mang lại cảm giác ấm cúng, thì phụ kiện Nhật Bản là những đồ vật tiện dụng và chân thực hơn, chẳng hạn như lọ, bát hoặc khay. Không gian Japandi kết hợp chức năng và sự thoải mái, nhưng vẫn duy trì cảm giác tối giản.
Giữ nó đơn giản
Phong cách Japandi xuất phát từ một lý thuyết của Nhật Bản là làm cho lối sống đơn giản và trật tự. Không gian phải ngăn nắp và thoáng mát, loại bỏ những thứ dư thừa, tạo ra một môi trường thư giãn thực sự. Chìa khóa ở đây là chất lượng chứ không phải số lượng.
Nếu bạn vẫn chưa tìm kiếm được phong cách thiết kế quán cafe ưa thích, đừng quên KHATRA còn cập nhật thêm các phong cách thiết kế quán cafe khác tại đây.
KHATRA giới thiệu đến bạn một số mẫu gạch giúp hoàn thiện thiết kế quán cafe được các công ty thiết kế tin tưởng lựa chọn đưa vào chuỗi cửa hàng F&B trên toàn quốc.