Phong cách thiết kế nội thất nổi bật trong những năm gần đây luôn gắn liền với chủ nghĩa minimalisim không chỉ bởi sự đơn giản gọn gàng mà còn bởi triết lý sống tối giản đáng để theo đuổi.

Nếu là một tín đồ của chủ nghĩa minimalism và muốn có thêm cảm hứng về phong cách sống này, hãy thử tham khảo 5 bí quyết dưới đây của KHATRA để biến hóa căn bếp bề bộn trở thành một không gian tối giản mà không kém phần thu hút, sang trọng. 

messy-kitchen
Hình 1: Căn bếp với quá nhiều vật dụng

1. Dọn dẹp đồ cũ

Bếp từ, lò vi sóng, máy pha cà phê, đĩa ăn lớn, đĩa ăn trẻ con, muỗng nĩa ăn, muỗng cà phê, muỗng ăn bánh, … Có lẽ chị em đầu bếp không còn lạ gì với hàng tá những đồ dùng, phụ kiện nấu nướng.

Để có thể áp dụng phong cách minimalism, hãy nhớ lại lần cuối sử dụng một món đồ nào đó, nếu bạn không thể nhớ trong 6 tháng gần đây bạn có dùng tới, hãy gom chúng lại và đem cho hoặc bỏ đi.

Minimalism là tối giản, hướng đến công dụng thực chất chứ không chạy theo nhu cầu phù phiếm hay lối sống phô trương, lộn xộn đồ đạc vật chất.

open-kitchen
Hình 2: Bếp thoáng đãng với không gian mở

2. Tái thiết kế bố cục không gian

Chủ nghĩa tối giản đi cùng với triết lý giảm bớt “less is more” (càng ít càng hay), do đó việc tái thiết kế bố cục không gian bếp là điều đáng quan tâm.

Sắp xếp đồ dùng bếp để khu vực bếp nấu và đảo bếp luôn gọn gàng, thoáng đãng. Bạn có thể cân nhắc ý tưởng một không gian bếp mở không bị giới hạn bởi tường kín hay hệ tủ cố định để tạo một “cuộc cách mạng” tối giản cho căn bếp.

organizer-cabinet
Hình 3: Các dụng cụ nhà bếp đa năng sắp xếp khoa học

3. Tăng công năng dụng cụ bếp

Hãy tận dụng công năng của các dụng cụ bếp thay vì phải mua sắm nhiều món vật dụng khác nhau khiến căn bếp chật chội và thiếu ngăn nắp.

  • Tô, đĩa, muỗng, nĩa cho khách: nếu có tiệc, bạn có thể mua bộ chén đĩa dùng một lần, và đừng quên chọn loại thân thiện môi trường nhé.
  • Ly sứ, cốc trang trí, …: đây là những món đồ thường hay được mua trong mỗi chuyến du lịch, hãy cân nhắc đến công năng thực sự của món đồ nhé, bạn thường chỉ dùng 1-2 ly/cốc hàng ngày mà thôi.
  • Đũa muỗng gỗ xào nấu có thể dùng để trộn salad được mà không cần đến bộ dụng cụ trộn salad riêng cũng là một gợi ý hay.
wood-and-marble-minimalist
Hình 4: Các cách kết hợp gỗ và vân đá marble vào nhà bếp tối giản

4. Vật liệu tự nhiên

Phong cách thiết kế nội thất tối giản luôn đi cùng với vật liệu tự nhiên, thô mộc để truyền tải sự khoáng đạt, dung dị nhưng thanh lịch và tinh tế của sự giản đơn.

Chính vì thế, một không gian bếp với sự kết hợp của gỗ mộc tự nhiên cùng vân đá marble chắc chắn sẽ là một lựa chọn hoàn hảo cho căn bếp minimalist.

Nhưng nhà bếp lại là nơi dễ tiếp xúc với nước, dầu mỡ, hóa chất,… Sử dụng gạch gỗ thay thế sàn gỗ truyền thống là một giải pháp tối ưu vừa giảm thiểu thời gian vệ sinh sàn nhà cũng như chi phí bảo dưỡng mà vẫn mang lại vẻ đẹp của sắc gỗ cho căn bếp. 

Tham khảo các mẫu gạch gỗ KHATRA
pastel-minimalist-kitchen
Hình 5: Căn bếp phong cách minimalist với tông màu hài hòa

5. Tông màu nhã nhặn

Đừng đóng khuôn chủ nghĩa minimal với tông màu trắng tinh hay màu trầm, phong cách tối giản hiện nay đã kết hợp khéo léo cùng với tông màu pastel nhã nhặn tạo điểm nhấn độc đáo, thanh lịch cho gia chủ. Một chút vàng chanh dịu nhẹ cùng gam màu xanh xám điểm chút đỏ retro đem lại một căn bếp tinh tế mà đơn giản giúp đem lại sự cân bằng trong trái tim và cảm xúc cho người đứng bếp.

hexagon-tile-floor-kitchen
Hình 6: Nền nhà bếp biến tấu với gạch lục giác

6. "Chơi" cùng vật liệu

Một trong những cách đơn giản để căn bếp của bạn dù theo phong cách tối giản nhưng vẫn toát lên nét riêng của mỗi gia chủ đó là khéo léo kết hợp các loại gạch trang trí vào căn bếp như gạch thẻ, gạch lục giác, gạch bông…

Tham khảo các mẫu gạch trang trí KHATRA

Hạn chế trong trang trí, hạn chế mua sắm, chú trọng đến nhu cầu thiết yếu để tìm được sự cân bằng trong chính tâm hồn bạn, đó có lẽ chính là yếu tố khiến chủ nghĩa minimalism ngày càng được quan tâm và ứng dụng. Hãy thử 6 bí quyết đơn giản trên để “dọn dẹp” căn bếp và tâm trí bạn nhé.