Phong cách Eclectic là gì?

Phong cách Eclectic hay còn gọi là Chiết Trung – đây là phong cách khá ấn tượng bỡi sự cân đối tuyệt vời bỡi cách phối hợp giữa cái cũ và cái mới, phong cách phương Đông và phương Tây, màu sắc rực rỡ với những không gian đơn giản trầm lắng hay thậm chí nét khiêm tốn đi kèm với sự xa xỉ của gia chủ. Nó cho phép bạn bài trí, đặt vào trong không gian bất cứ thứ gì bạn thích từ bất cứ phong cách nội thất nào miễn sao bạn thấy đẹp và nó hài hòa trong tổng thể.

Tuy nhiên, phong cách này không dành cho tất cả mọi người. Nếu bạn cứ đặt một ít đồ ở chỗ này hay một ít đồ ở chỗ kia  và cho thêm vài phong cách kiến trúc khác trong căn phòng một cách ngẫu nhiên, nó sẽ thành một mớ hỗn độn đúng nghĩa. Tính tự do và tỉ mỉ khiến cho phong cách chiết trung vừa hấp dẫn mà cũng vừa phức tạp – bạn sẽ cần phải cẩn thận để không vượt qua ranh giới giữa độ tương phản và tính hỗn loạn.

1. Những gì mà phong cách Eclectic mang lại

Khi thực hiện ngay ngắn, phong cách trang trí Chiết Trung mang lại sự tự tin cho bạn theo phong cách riêng của mình nhưng vẫn tuân thủ các nguyên tắc thiết kế cơ bản. Bạn không cần phải đắn do lựa chọn giữa các thứ theo quy cũ cứng nhắc; bạn vẫn có quyền lựa chọn thứ bạn yêu thích. Thêm vào đó, chẳng phải bạn cảm thấy thú vị hơn khi có cảm giác thoải mái theo phong cách của riêng mình sao?

2. Đặc điểm quan trọng của phong cách này

2.1. Sự phối hợp ngẫu nhiên

Phong cách triết chung không có quy chuẩn riêng và điểm mạnh của nó nằm ở độ tương phản. Bí quyết ở đây là tìm ra điểm chung của tổng thể để gắn kết không gian lại với nhau.

Khu vực phòng ăn ở hình trên được bài trí đan xen các gam màu đơn giản nhưng vẫn toát nên phong cách tinh tế, từ bàn đến khung tranh cho đến đèn chùm đều theo một gam màu vàng đồng cũ. Tất cả những chiếc ghế không theo đúng 1 bộ mà là phong từ cổ điển như những chiếc ghế gỗ đến hiện đại là chiếc ghế nhựa trong suốt, nhưng tất cả các chiếc ghế đều có chung độ bóng mạnh và gần như có chung tỷ lệ với nhau.

Ứng dụng phong cách: Hãy thử chọn một vài đồ cần thiết để cố định không gian, những thứ có “sức nặng” về cả màu sắc và hình khối để làm điểm tựa cân bằng tổng thể không gian. sau đó hãy thử nghiệm với tấm thảm, tranh nghệ thuật, ánh sáng, chút điểm nhấn và vài yếu tố khác. Tận dụng độ sáng với vùng tối, sắc nét với bóng bẩy, mộc mạc với thanh lịch – Cố gắng tìm ra tính đối lập rõ rệt. Và cuối cùng chắc chắn sẽ phải điều chỉnh lại cho phù hợp tất cả vì bạn không thể nhồi nhét từng mảng bạn thích vào trong một căn phòng mà không có độ cân đối hài toàn với tổng thể. Khi có độ cân bằng phù hợp, hãy cảm nhận theo bản năng. Nhưng nếu có nghi ngờ, hãy thử mẹo này: Chụp ảnh không gian của bạn, chờ một lúc, sau đó nghiên cứu nó. Trong đầu bạn hiện lên ý tưởng gì? Loại bỏ bất kỳ yếu tố bất hòa và thử lại.

2.2. Sự lặp lại

Phản chiếu trực quan từ màu sắc đến hình dạng khi hoàn chỉnh giúp căn phòng mang phong cách chiết trung có nhịp điệu của riêng nó. Hãy nhìn kỹ: Khu vực phòng khách này chủ yếu được tạo từ các hình chữ nhật, từ cửa sổ và bức tranh được đóng khung đến các bàn cà phê và biển hiệu cà phê cổ điển. Và các mảng nhấn lặp lại sắc vàng rực rỡ ở phần trung tâm của căn phòng.

Ứng dụng phong cách: Chọn một vài tiết tấu cơ bản để cố định không gian của bạn. Sau đó, cân nhắc những yếu tố bạn có thể lặp lại. Ví dụ bạn có một chiếc ghế tròn, đi theo bộ là chiếc bàn bề mặt tròn tại trung tâm, bạn có thể trang trí thêm một chiếc gương tròn, một đồng hồ treo tường cổ điển, một bộ sưu tập các khối cầu rơm. Thêm vào một vài hình dạng tương phản để cân bằng căn phòng và bạn sẽ tạo ra một sự kết hợp, pha trộn rất hấp dẫn.

2.3. Quy mô, Tỷ lệ, Cấu thành

Những nguyên lý này rất cần thiết để thiết kế bất kỳ không gian nào, nhưng chúng lại đặc biệt quan trọng cho một căn phòng có quá nhiều thành phần khác hẳn nhau như trong phong cách Electic này. Đặc biệt phải chú ý đến các nguyên tắc cơ bản để đảm bảo rằng mỗi yếu tố thể hiện mỗi lối kiến trúc đặc trưng khác nhau. Nếu không khéo léo, khu vực với phong cách Electic này có thể trông giống như khu vực nhà kho lộn xộn, ngược lại bạn sẽ thấy được sự cân bằng trong cách bài trí.

Những tấm vải xếp nếp hút mắt với màu đen nổi bật tương phản với ghế sofa mang màu nóng cũng nổi bật không kém, bàn cà phê và bàn ăn sáng hiện diện lấp khoảng trống mà không cần phải quá nổi bật nổi bật. Mặc dù có các bức tranh trang trí và phụ kiện sắp xếp lộn xộn nhưng tổng thể không gian này vẫn được bài trí một cách nhất quán.

Ứng dụng phong cách: Trước khi bạn mang một đồ vật để phối, bài trí cho một căn phòng mang phong cách Chiết Trung, hãy cân nhắc tính tương quan của nó với khung hình. Liệu nó có áp đảo mọi yếu tố khác, bị lạc trong không gian phóng khoáng hay chen chúc trong một không gian chật chội? Nếu bị tình trạng như vậy, có lẽ nên mang đồ vật đó sang vị trí khác trong căn nhà.

2.4. Kết cấu nhiều lớp

Cấu trúc phân tầng nhiều lớp là cách bài trí mang lại chiều sâu cho một không gian mang phong cách Chiết Trung.

Gần như mọi chiều bề mặt trong phòng khách mang phong cách Electic này mang lại cảm nhận rất khác nhau nhưng điểm chung đều là chiều sâu trong cách nhìn. Tấm thảm phương Đông nổi hạt trên sợi Xidan thô; sàn gỗ bóng loáng cùng với chiếc ghế tròn bằng sành; các tấm bọc ghế dày đầy sự thu hút cùng chiếc bàn mang kiểu dáng ấn tượng

Ứng dụng phong cách: Để làm được điều này thì không khó – chúng ta chỉ cần làm theo quy luật đối lập. Nếu bạn có đồ sáng bóng thì phải thêm vài đồ vật có bề mặt mờ. Đồ kim loại thì phải đi đôi với đồ gỗ như gạch lát nền giả gỗ và đồ nhựa thì đi đôi với đồ sứ. Kết hợp vải lụa mịn với vải bạt thô. Sử dụng đôi bàn tay nhiều như mắt của mình, đánh giá mức độ tương tác bài trí mà bạn đã phối được.

2.5. Phần phông nền đơn giản, rõ ràng

Bài trí theo phong cách chiết trung giống như đặt chỗ cho khách ngồi tại một bữa tiệc tối: Đặt những khách sôi nổi bên cạnh những người dè dặt và mọi người đều sẽ hạnh phúc khi được bù trừ cho nhau. Phong cách này cần phải có sự pha trộn các yếu tố mạnh mẽ, đơn lẻ, vì thế phải giữ cho bối cảnh như tường, sàn nhà, cửa sổ thật đơn giản để tránh làm mọi thứ bị chìm vào trong background.

Ứng dụng phong cách: Hầu khi bạn sẽ không bị lệch tông nếu có những bức tường trắng tinh trong một không gian mang phong cách Chiết Trung, nhưng nếu màu trắng trông nhạt nhẽo đối với bạn, hãy sử dụng màu sắc đơn giản khác như vàng nhạt, màu xám khói hoặc xanh nhạt. Nếu bạn vẫn thấy chưa đủ hãy chọn gam màu có sẵn trong căn phòng và thử áp dụng gam màu trên bức tường hay trên trần nhà. Bạn có thể treo thêm các bức tranh nghệ thuật, gắn thêm cánh cửa sổ đầy màu sắc và đặt xuống một tấm thảm rực rỡ.

2.6. Màu sắc và họa tiết cố kết với nhau

Trong một căn phòng mang phong cách Electic, bạn gần như được toàn quyền quyết định với vòng màu sắc. Ghép dải màu cam tươi sáng với gam màu nhạt, trộn lẫn và kết hợp mọi gam màu xanh lục, tiết chế bảng màu chỉ còn màu đen và màu trắng cơ bản. Tương tự như vậy, bạn có thể kết hợp các sọc tươi tắn với sọc hình chữ V mang họa tiết hoa to bản.

Ứng dụng phong cách: Tuy nhiên, cần phải rất lưu ý cách bài trí cần phải hợp lý. Nếu bạn cố gắng mang đến mọi gam màu bạn yêu thích, hoặc nếu bạn chồng chất lên các mẫu hoạc tiết mà không biết cách tiết chế, bạn sẽ nhận được một mớ hỗn độn. Ví dụ, phòng ngủ ở đây có rất nhiều đồ và họa tiết trang trí, từ tấm khăn trải giường có họa tiết in đậm đến tấm thảm hình zigzag. Bây giờ bạn hãy hình dung nếu ta có giấy dán tường có nhiều hoa văn hoặc sơn màu tường rực rỡ – bạn sẽ thực sự rất đau đầu.

2.7. Điểm nhấn bất ngờ

Chỉ có trong phong cách Electic bạn mới có thể bài trí tủ quần áo phong hóa, một tấm thảm phương Đông và một bức tường mang phong cách cổ điển hòa hợp với nhau. Cái hay của phong cách chiết trung nằm trong yếu tố bất ngờ. Bạn có thể trưng bày những thứ chỉ của riêng bạn, các vật lưu niệm từ chuyến đi của bạn đến Ấn Độ năm ngoái; dán các áp phích buổi hòa nhạc bị mờ mang ảnh ban nhạc yêu thích của mình; xếp các cuốn sách bên trong xe đẩy thương hiệu Radio Flyer của mình từ thời thơ ấu.

Ứng dụng phong cách: Bạn có thể phối nhanh chóng bằng một vài cách đơn giản. Bạn có thể để một chiếc xe đạp cổ điển bên cạnh ghế nha sĩ cũ cạnh bên một cái ván lướt sóng, cứ như vậy bạn sẽ tạo ra một bức tranh Electic tuyệt đẹp. Bạn có thể làm dịu không gian bằng một vài món đồ nội thất đơn giản, cổ điển có thể nâng cao diện mạo mà không làm giảm đi sự quyến rũ lạ mắt cho căn phòng.

2.8. Yếu tố nổi bật

Phong cách Electic mang đến màn kết hợp giữa các giai đoạn thiết kế khác nhau. Vì vậy, bạn sẽ làm gì nếu có một vật dụng mà bạn rất thích nhưng không phối hợp được với các món đồ khác? Cứ tự tin đặt món đồ trong căn phòng, đừng cố nhồi nhét nó để lấp kín phông nền. Hãy suy nghĩ món đồ đó như một yếu tố hiển nhiên thuộc về căn phòng: bạn yêu nó vì chính bản thân nó hơn là cố gắng biến nó thành một thứ gì đó để hòa hợp với không gian.

Ứng dụng phong cách: Để làm nổi bật một vật dụng thì cách tốt nhất là đặt nó vào một không gian tối giản. Trong phòng ngủ hình trên, chiếc ghế màu xanh nhạt dáng hoa tulip thực sự không thừa trong không gian mà nó còn rất nổi bật và mang lại hiệu ứng rất ấn tượng vì phần còn lại của không gian cho phép chiếc ghế trở thành trung tâm.

Bạn hoàn toàn có thể ứng dụng những điểm đặc trưng của phong cách Electic vào chính ngôi nhà đã hoàn thiện của mình. Chỉ cần bài trí sắp xếp, thêm thắt vài vật dụng hiện đại hay cổ điển thậm chí là những món đồ “cổ” của chính bạn trong nhiều năm trước vào trong căn phòng. Chắc chắn sẽ mang lại sự ấn tượng khó quên cho những ai từng nhìn thấy phong cách Chiết Trung trong chính ngôi nhà bạn.

Nguồn: Houzz